Các thành phần của bê tông tươi

Bê tông tươi là vật liệu được ưu tiên lựa chọn cho công trình. Vậy nguyên liệu quan trọng trong xây dựng này bao gồm các thành phần nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về các thành phần bê tông tươi

Bê tông tươi có thể phân biệt dễ dàng với loại bê tông thông thường nhờ cách thức tạo ra thành phẩm. Bê tông tươi sử dụng hệ thống máy móc hiện đại nhằm tiến hành trộn các thành phần theo một tỉ lệ nhất định. Tuy nhiên nhờ sự ứng dụng của công nghệ nên thời gian cho ra thành phẩm sẽ ngắn hơn, chất lượng, độ chính xác và kết dính cũng tốt hơn đáng kể.

Bê tông tươi là thành phần không thể thiếu trong ngành xây dựng trước nay

Xi măng PCB 40: Hà Tiên, INSEE, FICO, Nghi Sơn

Về mặt xi măng, khi sử dụng cần tuyển chọn kĩ chất lượng dựa theo TCVN 6017 – 1995 (ISO-9587: 1989 về xi măng). Đây là căn cứ tiêu chuẩn có thể quy chiếu trực tiếp với các loại xi măng được sản xuất tại thị trường Việt Nam. Còn đối với xi măng nhập từ nước ngoài hiện nay chưa có thông tư/tiêu chuẩn cụ thể. Lúc này chất lượng của xi măng sẽ được người sử dụng tự cân nhắc.

Cát tự nhiên Tân Châu và cát nhân tạo (cát nghiền)

Cát tự nhiên là thành phần quan trọng trong việc tạo ra thành phẩm bê tông tươi. Có thể lựa chọn sử dụng cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo hoặc pha lẫn theo tỉ lệ cấp phối chính xác. Tuy nhiên dùng loại nào cũng cần chú ý đến độ mịn của cát, kích thước module hạt đạt từ 0,14 đến 5 mm. Chất lượng của cát là căn cứ để xác định giá và tạo ra sự chênh lệch về giá giữa các loại bê tông được cung cấp bởi các đơn vị khác nhau.

Để đánh giá chất lượng cát người ta căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản như: thành phần khoáng, thành phần hạt và hàm lượng tạp chất. Trong đó yếu tố tạp chất cần được chú trọng quan tâm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm. Cụ thể là:

Sử dụng cát lẫn nhiều tạp chất (chứa nhiều bụi, bùn, đất…) khiến khả năng kết hợp giữa các thành phần khác trong cốt liệu tạo ra bê tông không tốt, thành phẩm bị giảm độ kết dính

Khi sử dụng cát ít lẫn tạp chất hoặc loại cát dành riêng cho trộn bê tông thì thành phẩm cho ra sẽ chất lượng hơn, cường độ và khả năng kết dính của bê tông rất chắc chắn.

Đá Tân Cang, đá Tân Mỹ, đá Thường Tân, đá Phú Giáo

Đá là một thành phần trong các loại cốt liệu trộn bê tông có kích thước lớn, có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Để tạo ra thành phẩm bê tông không thể thiếu nguyên liệu này vì khối lượng của nó chiếm tới 65 đến 70% tỉ trọng thể tích của sản phẩm. Trong chọn lựa các loại đá dùng để trộn, cần chú ý chọn loại có các đặc điểm sau:

  • Kích thước đá thông thường là 5-23 mm
  • Chọn loại đá không chứa nhiều tạp chất như bùn, sét, bụi… sẽ ảnh hưởng tới sự kết dính của các nguyên – vật liệu khi trộn
  • Về hình dạng đá: Tuyển chọn và hạn chế tối đa khối lượng các khối đá có hình thoi và dẹt. Những viên đá có hình dạng này có khả năng chịu lực không tốt, dễ gãy, vỡ nên ảnh hưởng kém tới chất lượng của bê tông nói chung. Tốt nhất là nên khống chế tỉ trọng của loại đá này trong khoảng 15% trở xuống
  • Về độ hút nước của đá: Khi xét đến độ hút nước của đá cần đặt trong các hoàn cảnh cụ thể. Đối với loại bê tông thường, độ hút nước cần đảm bảo dưới mức 15%, bê tông thủy công dưới 5% và bê tông cốt thép dưới 3%. Cần kiểm soát quanh các mức nói trên vì yếu tố môi trường có tác động trực tiếp đến chất lượng và độ bền của sản phẩm
  • Nên vệ sinh đá trước khi trộn với các phần cốt liệu khác: Rửa đá qua nước giúp loại bỏ một số tạp chất lẫn vào nên khả năng chống thấm, chịu lực của đá sẽ được nâng lên

Bình Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết khác

Định mức hao hụt trong bê tông là gì?

Bê tông là nguyên liệu chủ chốt tạo nên một công trình vững trãi. Nó được sử dụng để làm nèn móng nhà, cột cầu, mái nhà,… rất phổ biến. Sự thất thoát nguyên vật liệu trong xây dựng là mối lo của nhiều nhà đầu tư trong đó có định mức hao hụt trong…

Bê tông tươi bao nhiêu ngày dỡ cốp pha?

Hiện nay, câu hỏi bê tông tươi bao nhiêu ngày dỡ cốp pha đang là thắc mắc của một số chủ nhà. Việc dỡ cốp pha đúng thời điểm góp phần giúp công trình của bạn chất lượng hơn. Đối với chủ thầu hoặc thợ xây dựng công trình thì dễ dàng biết được thời…

Bê tông tươi bao lâu thì khô?

Quá trình “đổ bê tông tươi bao lâu thì khổ” là câu hỏi được khá nhiều người đặc biệt quan tâm. Để công trình bền bỉ và trường tồn với thời gian, thì bê tông chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó phải đủ khô đủ chắc thì mới có thể đem đến…

Contact Me on Zalo
Contact Me on Zalo
0938 333 678